Chuyển tới nội dung

Mô Hình BIM Là Gì? Các Giai Đoạn Trong Một Mô Hình BIM

    Mô hình BIM đã trở thành một công nghệ tiên tiến trong ngành xây dựng và kiến trúc, giúp cải thiện quá trình thiết kế, quản lý dự án và xây dựng. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về mô hình BIM qua bài viết dưới đây.

    Mô Hình BIM Là Gì? Các Giai Đoạn Trong Một Mô Hình BIM

    Mô hình BIM là gì?

    BIM (Building Information Modeling) là một quy trình xây dựng tiên tiến được ứng dụng trong ngành xây dựng (AEC) dựa trên các mô hình 3D kỹ thuật số. Mô hình BIM được sử dụng xuyên suốt trong vòng đời của một dự án thiết kế, hạ tầng và xây dựng.

    Những mô hình BIM dựa trên các mô hình kỹ thuật số 3D này cao cấp hơn nhiều so với các bản vẽ 2D, 3D đơn thuần. Chúng được tạo thành bởi các mô hình thông minh kèm theo rất nhiều thông tin, được thay đổi và cập nhật xuyên suốt quá trình phát triển của dự án.

    Mô Hình BIM Là Gì? Các Giai Đoạn Trong Một Mô Hình BIM

    Tổng quan về mô hình BIM.

    Trong mô hình BIM, thông tin là quan trọng nhất và nó có 2 loại:

    • Thông tin hình học (Geometry): Là những gì sờ mó được, gần xây dựng hơn thì là những cái xây lắp được.
    • Thông tin phi hình học (Data) hay dữ liệu: Là những thứ chỉ đọc mà không sờ như đặc tính sản phẩm, thông số kỹ thuật…

    Trong một mô hình BIM, phần lớn Data sẽ được liên kết với Geometry. Ví dụ như trên một model của Revit sẽ có rất nhiều thông tin đi kèm để có thể khai thác trong suốt vòng đời của công trình phù hợp với nhu cầu của mỗi giai đoạn khác nhau.

    Mô Hình BIM Là Gì? Các Giai Đoạn Trong Một Mô Hình BIM

    Các thông tin như khối lượng, nhà sản xuất, các thuộc tính, tính chất… đều thể hiện rõ. Việc này nhằm mục đích phục vụ cho các giai đoạn sau như chuẩn bị xây dựng, xây dựng và vận hành.

    Các giai đoạn trong một mô hình BIM

    Một mô hình BIM sẽ bao gồm 8 giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có các phần mềm chịu trách nhiệm chính:

    • Giai đoạn 0-1: Ở giai đoạn này là bắt đầu của dự án, thường các ý tưởng sẽ được hình dung ra và thảo luận giữa kiến trúc sư và chủ đầu tư.
    • Giai đoạn 2: Thiết lập bản vẽ thiết kế sơ bộ để các bên liên quan có thể hình dung ra dự án và lên kế hoạch.
    • Giai đoạn 3-4: Lúc này các bên liên quan sẽ bắt đầu phối hợp với nhau cho ra bản vẽ chi tiết, kỹ thuật của dự án dựa trên bản vẽ sơ bộ.
    • Giai đoạn 5: Là quá trình xây dựng (giám sát, thi công).
    • Giai đoạn 6: Là quá trình nghiệm thu, chuyển giao.
    • Giai đoạn 7: Giai đoạn cuối cùng là quá trình vận hành, bảo dưỡng.

    Môi trường dữ liệu chung – Common Data Environment (CDE) trong BIM

    Trong mỗi giai đoạn của một dự án BIM sẽ có nhiều bộ phận khác nhau phụ trách và nhiều phần mềm công cụ tham gia hoàn thiện dự án. Vậy để chúng có thể kết nối với nhau và làm việc được với nhau thì trên mô hình BIM xuất hiện một tên gọi là Common Data Environment (CDE) – Môi trường dữ liệu chung.

    Mô Hình BIM Là Gì? Các Giai Đoạn Trong Một Mô Hình BIM

    Common Data Environment (CDE): Nằm ngay dưới ở dưới các giai đoạn thiết kế và kéo dài từ Stage 0 đến Stage 7.

    CDE là cái quan trọng nhất, là xương sống cho quá trình BIM. Ở mỗi giai đoạn sẽ được làm việc với mỗi phần mềm khác nhau như ở hình 1, sau đó chúng sẽ được tổng hợp vào CDE, CDE là môi trường để thu thập, quản lý, truyền tải và lưu trữ dữ liệu (hình học và phi hình học) của dự án. Thông tin mà các bên tham gia dự án tạo ra phải được trao đổi trên CDE. Mỗi dự án có duy nhất một CDE để giúp các thành viên dự án dễ dàng cộng tác với nhau và tránh thông tin bị trùng lặp và nhầm lẫn.

    CDE thường được thiết lập ngay từ đầu của dự án (0-1), đi từ thiết kế (3-4), đến thi công (5) bàn giao (6), duy trì trong lúc vận hành công trình (7) và được giữ lại ngay cả khi công trình bị đập bỏ. Nếu là một CDE tốt, nó sẽ chứa tất cả các thông tin của công trình.

    Một số phần mềm CDE như: 4Projects của Viewpoint, Adoddle của Asite, Conject của Aconex, Autodesk BIM 360 của Autodesk, Bentley Connect của Bentley, ProjectWise, BIM+ của Nemetschek và Trimble Connect của Trimble…

    Tổng kết lại, mô hình BIM đã trở thành một công nghệ tiên tiến trong ngành xây dựng và kiến trúc, giúp cải thiện quá trình thiết kế, quản lý dự án và xây dựng. Việc sử dụng mô hình BIM giúp cho việc tương tác và hợp tác giữa các bên liên quan được tốt hơn, tăng cường khả năng quản lý và kiểm soát chất lượng, giảm thiểu sai sót và lỗi phát sinh trong quá trình xây dựng, đồng thời cải thiện hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

    Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình BIM cũng đặt ra một số thách thức như đòi hỏi sự đầu tư về thiết bị và phần mềm, yêu cầu các chuyên gia có trình độ cao và đào tạo thường xuyên để sử dụng mô hình này một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm và thu thập dữ liệu chính xác cũng là một trong những thách thức đối với mô hình BIM.

    >> Xem thêm: 5 Xu Hướng Phát Triển Của BIM Được Doanh Nghiệp Quan Tâm

    0903825125