Thiết bị đo đạc hay máy đo trắc địa là một phần không thể thiếu trong công tác đo đạc trắc địa. Máy đo trắc địa có bao nhiêu loại? Mỗi loại máy đo trắc địa có chức năng gì chuyên biệt? Hãy cùng bandotracdia tìm hiểu trong bài viết sau đây!
Nội dung chính
Các loại máy đo trắc địa cơ bản
– Máy toàn đạc:
Máy toàn đạc là một trong các loại máy đo trắc địa với thiết bị quang học đa năng, được sử dụng phổ biến trong thi công công trình và đo đạc thành lập bản đồ.
Hình 1. Máy toàn đạc là một trong các loại máy đo trắc địa được sử dụng phổ biến nhất.
Ứng dụng của máy toàn đạc có thể kể đến như:
- Đo đạc công trình xây dựng công nghiệp hoặc dân dụng, định vị tim trục xây tường, định vị tìm cọc, hay chuyển từ điểm thiết kế sang thực địa, bố trí các đường thẳng, đường cong,…
- Khảo sát địa hình, giao thông, cầu đường, thủy lợi.
- Đo đạc địa chính, khảo sát và thành lập bản đồ.
Ví dụ một số dòng máy toàn đạc chất lượng cao: Trimble C3, Trimble C5, Leica TS07, Leica TC805, Topcon GPT 3103…
– Máy thủy bình (thủy chuẩn):
Máy thủy bình (còn được gọi với tên khác là máy thủy chuẩn) là máy đo trắc địa chuyên dùng trong đo độ chênh cao giữa 2 điểm trên cùng một mặt phẳng. Đây là thiết bị được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, thi công làm đường, quan trắc lún công trình,…
Hiện nay trên thị trường có hai dòng máy thủy bình, đó là: máy thủy bình điện tử và máy thủy bình tự động. Tùy vào nhu cầu công việc của từng dự án mà độ chính xác của các dòng máy cũng khác nhau.
Hình 2. Máy thủy bình – máy đo trắc địa chuyên dùng đo độ chênh cao.
Ví dụ về một số dòng máy thủy bình được ưa chuộng:
- Máy thủy bình điện tử: Trimble Dini, Leica Sprinter 250M, Leica LS10…
- Máy thủy bình tự động: Nikon AC-2S, Topcon AT-B4A, Sokkia B40A…
– Máy kinh vỹ:
Máy kinh vỹ là loại máy đo trắc địa chuyên được dùng để đo các loại góc như góc mặt bằng hay góc đứng trong không gian. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, máy kinh vỹ cũng được sử dụng để đo độ khoảng cách độ cao. Tùy vào cấu tạo của máy mà máy có thể đạt đến độ chính xác một giây (góc).
Một số ứng dụng của máy kinh vỹ có thể kể đến như:
- Thiết lập lưới khống chế bằng cách đo góc, đo khoảng cách cạnh.
- Thi công, xây dựng công trình bằng việc bố trí cơ bản các trục chính, trục phụ hay đường thẳng, mặt phẳng có độ dốc thiết kế,…
- Trắc địa công trình, đo đạc các dạng địa hình, xác định hình dạng, kích thước, độ thẳng đứng để làm cơ sở để xác định vị trí tim trục của công trình đó.
Ví dụ về một số dòng máy kinh vĩ: Hi-Target HDT2, GPI GT-116…
– Máy cân bằng laser:
Máy cân bằng laser là một trong các máy đo đạc trắc địa được dùng nhiều cho việc xây dựng, thiết kế và trang trí nội thất. Thiết bị sử dụng những chùm tia laser để xác định được điểm cân đối đường thẳng cũng như góc vuông một cách nhanh chóng và chính xác nhất.
Ví dụ về một số dòng máy cân bằng laser: LAiSAi LSG666SL, LAiSAi LSG686SPD, Spectra Precision LL300-4, GPI RY-920R…
– Máy thông tầng:
Máy thông tầng (còn được gọi với các tên gọi khác như máy chiếu đường, máy dọi ngược hay máy chiếu thiên đỉnh) là dòng máy đo trắc địa phục vụ cho các công việc đo đạc thông minh với khả năng cân bằng điện tử tự động, điều khiển từ xa nhờ hồng ngoại cho đến dọi trên, dọi dưới. Đây là dòng máy dùng để quan sát các vật thể không nhìn thấy rõ, được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp công nghiệp,…
Ví dụ về một số loại máy thông tầng: FOIF DZJ2, FOIF DZJ200…
– Máy định vị GPS cầm tay:
Máy định vị GPS cầm tay được thiết kế nhỏ gọn, đáp ứng nhu cầu xác định tọa độ, vị trí cơ bản. Hiện nay, các dòng máy định vị GPS cầm tay ngày càng được sử dụng phổ biến với các ứng dụng như: đo tọa độ, tính toán chu vi, diện tích, xác định vị trí, phương hướng,… Do đó, ngoài tên gọi máy định vị GPS cầm tay, thiết bị còn được gọi với các tên khác như máy đo đất hay máy đo diện tích đất.
Ví dụ về một số loại máy định vị GPS cầm tay: Garmin GPSMAP 64/64s/64sc/64sx/64x; Garmin GPSMAP 78/78s; Garmin eTrex 10/22x,…
– Máy đo khoảng cách cầm tay:
Đây là một trong các thiết bị đo khoảng cách đáp ứng nhu cầu đo đạc cơ bản hàng ngày. Các dòng máy đo khoảng cách cầm tay được thiết kế gọn nhẹ, giao diện sử dụng đơn giản và cung cấp các phép đo khác nhau. Máy đo khoảng cách cầm tay giúp công tác đo đạc nhanh chóng, chính xác hơn so với thước đo thông thường, được ứng dụng để đo khoảng cách, đo chiều cao, chiều dài hoặc tính toán diện tích.
Ví dụ về một số loại máy đo khoảng cách cầm tay: GPI P810/A12/A60, Leica Disto D810/D110/D1/D2,…
– Máy đo sâu cầm tay:
Máy đo sâu cầm tay là một thiết bị khá phổ biến trong đo đạc, xây dựng cầu đường và các tuyến giao thông hàng hải. Các dòng máy đo sâu cầm tay mang đến sự tiện dụng, dễ dàng mang theo và được sử dụng để xác định độ sâu mực nước tại các ao, hồ, sông,…
Ví dụ về một số loại máy đo sâu cầm tay: Hondex PS-7, Hondex PS-7FL,…
– Máy bộ đàm:
Máy bộ đàm là thiết bị được dùng trong công tác liên lạc trong khảo sát trắc địa, sân bay, bến cảng, sân vận động, tòa nhà… Các loại máy bộ đàm được dùng trong đo đạc trắc địa có yêu cầu cao hơn về phạm vi truyền tín hiệu và độ ổn định của tín hiệu được truyền.
Ví dụ về một số loại máy bộ đàm có khả năng truyền tín hiệu tốt:
- Motorola GP-7500 GS: có thể truyền tín hiệu trong phạm vi đến 3km.
- Motorola Magone VZ-20: có thể truyền tín hiệu trong phạm vi đến 5km.
– Thước đo:
Thước đo là một trong những thiết bị thông dụng nhất được dùng để đo khoảng cách trong các công tác đo đạc. Tuy nhiên trong các công tác đo đạc trắc địa, các loại thước được sử dụng có những yêu cầu cao hơn về độ chính xác và độ bền do công tác đo trong trắc địa phải chịu nhiều ảnh hưởng từ điều kiện môi trường, nhiệt độ nóng hoặc ẩm thấp.
Điển hình cho dòng thước đo trắc địa là các loại thước đến từ thương hiệu Yamayo – Nhật Bản. Thước đo Yamayo được sản xuất với 6 lớp vật liệu, chống gỉ, gãy… trong quá trình sử dụng. Sai số của thước đo Yamayo rất nhỏ, độ sai số chỉ ± 5mm khi đo độ dài 30m. Xem thêm: Thước đo Yamayo – Thiết bị đo lường hàng đầu thế giới >>>
Ví dụ về một số dòng thước Yamayo: Yamayo OTR50, Yamayo VR50, Yamayo RWL100, YAMAYO OCB16 -35P…
Các loại máy đo trắc địa công nghệ cao
– Máy định vị RTK:
Khi nhắc đến loại máy đo trắc địa được sử dụng nhiều nhất hiện nay, không thể không kể đến máy định vị vệ tinh. Đây là thiết bị cung cấp khả năng định vị và xác định vị trí theo tọa độ một cách chính xác thông qua sử dụng sóng vệ tinh. Để phục vụ cho các nhu cầu, mục đích công việc khác nhau, trên thị trường hiện có nhiều loại máy định vị vệ tinh từ cầm tay cho đến máy thu tín hiệu định vị 1 tần số hay đa tần số.
Máy định vị vệ tinh hiện được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như khảo sát địa hình, thành lập bản đồ, đo đạc trắc địa, cũng như nghiên cứu địa chất,…
Hình 3. Một số dòng máy định vị chất lượng cao.
Ví dụ về một số dòng máy định vị RTK chất lượng cao: Trimble Catalyst DA2, Trimble R780, Hi-Target V30 Plus, Hi-Target iRTK4…
– Máy Scan 3D Laser:
Máy Scan 3D Laser là một loại máy đo trắc địa cao cấp, sử dụng công nghệ quét 3D từ nguồn sáng của tia laser để chụp lại hình dạng vật thể mà không cần tiếp xúc hoặc phá hủy chúng. Dữ liệu thu thập được từ quá trình quét 3D được gọi là Point Cloud, có khả năng mô tả chính xác biến dạng bề mặt vật thể với mức độ chi tiết cao.
Hình 4. Máy Scan 3D Laser là loại máy đo trắc địa cao cấp.
Một số ứng dụng của máy Scan 3D Laser có thể kể đến như:
- Khảo sát, đo đạc địa hình, dự toán, hỗ trợ thiết kế.
- Kiểm tra, đánh giá tình trạng, bề mặt bên ngoài và các cấu kiện của công trình.
- Giám sát thi công, quản lý từ xa các công trình, cơ sở hạ tầng.
- Thu thập những dữ liệu cần thiết cho quy trình BIM.
Ví dụ một số loại máy scan 3D laser chính xác cao: Trimble X7, Trimble SX12, Trimble MX50…
– Máy bay không người lái (Drone):
Máy bay không người lái còn được gọi là Drone, hay UAV (Unmanned Aerial Vehicle). Đây là một hệ thống bao gồm thiết bị bay, người điều khiển tại mặt đất và thiết bị kết nối giữa người điều khiển và máy bay. Trong lĩnh vực đo đạc, máy bay không người lái cũng được xem là một loại máy đo trắc địa.
Hình 5. Máy bay không người lái được sử dụng trong khảo sát, đo đạc trắc địa.
Một số ứng dụng của máy bay không người lái có thể kể đến như:
- Thu thập hình ảnh, hỗ trợ công tác khảo sát địa hình, đất đai và thành lập bản đồ.
- Sử dụng phổ biến trong nông nghiệp.
- Công cụ hỗ trợ quản lý, giám sát tiến độ thi công của công trình.
- Được ứng dụng trong tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn,…
Ví dụ về một số loại máy bay không người lái chuyên dụng trong đo đạc: DJI Mavic 3 Enterprise (Mavic 3E), DJI Mavic 3 Multispectral (Mavic 3M), DJI Mavic 3 Thermal (Mavic 3T), DJI Phantom 4 RTK, DJI Matrice 300 RTK…
Hy vọng qua bài viết, bạn đã biết thêm về các loại máy đo trắc địa phổ biến hiện nay. Mọi thắc mắc, cần tư vấn thêm về các loại máy đo trắc địa phù hợp, hãy liên hệ ngay đến chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125 để được phục vụ nhanh chóng nhất!
>>> Xem thêm: 3 Công Nghệ Mới, Là Xu Hướng Của Xây Dựng Công Trình Trong Thời Đại 4.0