Chuyển tới nội dung

Trắc Địa Là Gì? Trắc Đạc Là Gì?

    Hiện nay, trắc địa hay trắc đạc là những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng và thành lập bản đồ. Nhưng không phải ai cũng sẽ hiểu rõ và đúng về “trắc địa” và “trắc đạc”. Vậy hãy cùng tìm hiểu “Trắc địa là gì?” và “Trắc đạc là gì?” trong bài viết sau đây!

    Trắc Địa Là Gì? Trắc Đạc Là Gì?

    Trắc địa là gì? Trắc đạc là gì?

    – Trắc địa là gì?

    Trắc địa là một lĩnh vực khoa học về Trái Đất, cụ thể trắc đạc chính là các công việc đo đạc và xử lý số liệu đo đạc của địa vật, địa hình tồn tại trên bề mặt Trái Đất. Nói cách khác, trắc địa là đo đạc độ cao, hình dạng, kích thước, phương hướng và xác định vị trí tọa độ của địa hình, địa vật.

    Các sản phẩm được tạo ra từ công việc trắc địa có liên quan mật thiết và đóng góp lớn trong nhiều lĩnh vực xã hội như: Thành lập bản đồ, nghiên cứu và quy hoạch, quản lý đất đai, thi công công trình, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý biến đổi khí hậu, quản lý rừng hay quản lý cơ sở hạ tầng, giao thông, viễn thông, điện lực, thủy lợi,… Xem thêm: VAI TRÒ CỦA TRẮC ĐỊA TRONG ĐỜI SỐNG, XÃ HỘI, KINH TẾ >>>

    – Trắc đạc là gì?

    Trắc đạc là một cách gọi để chỉ những kỹ sư làm công tác trắc địa. Đây là một thành phần không thể thiếu trong mỗi công trình thi công nhằm đảm bảo công trình được thi công theo đúng kích thước và vị trí thiết kế. Trắc đạc hay kỹ sư trắc địa cần phải sở hữu các yếu tố:

    • Thấu hiểu về công trình.
    • Sử dụng thành thạo các thiết bị và phần mềm trắc địa.
    • Tư duy và nhạy bén trong công việc để lên phương án, giải pháp xử lý những tình huống phức tạp trong quá trình thực hiện đo đạc, thi công công trình.

    Hiện tại, một số trường đại học tại Việt Nam đã có chuyên ngành đào tạo kỹ sư trắc địa để có thể đáp ứng nhu cầu và xu hướng ngành xây dựng.

    Nội dung của công việc của trắc đạc được phân chia thành 5 phần:

    • Thứ nhất, lựa chọn phương pháp, thiết bị cũng như địa điểm thực hiện khảo sát.
    • Thứ hai, thu thập dữ liệu và thực hiện các phép đo, ghi lại dữ liệu.
    • Thứ ba, xử lý dữ liệu, thực hiện các phép tính toán dựa trên những dữ liệu đã được ghi lại để xác định được vị trí và diện tích.
    • Thứ tư, thể hiện dữ liệu lên bản đồ hoặc dùng những giá trị được tính toán trước đó để mô tả ở dạng số, biểu đồ,… trên máy tính.
    • Thứ năm, triển khai hoặc vẽ, thiết kế ra thực địa để phục vụ cho thi công, xây dựng công trình hay giám sát thi công. Các thiết bị chuyên dụng trong việc này có thể kể đến như máy thủy bình, máy kinh vĩ, máy thủy bình, máy định vị,… Xem thêm: NHỮNG DÒNG MÁY ĐO ĐẠC CƠ BẢN ĐƯỢC SỬ DỤNG PHỔ BIẾN TRONG NGÀNH TRẮC ĐỊA >>>

    Trắc địa có các phân ngành nào?

    Trắc địa được chia làm 9 phân ngành, bao gồm:

    • Trắc địa bản đồ: Là phân ngành phát triển nhanh nhất tại Việt Nam và trên toàn thế giới. Phân ngành này thực hiện đo vẽ bản đồ địa hình để phục vụ xây dựng, quản lý công trình dân dụng. Ngoài ra, trắc địa bản đồ còn được ứng dụng trong nghiên cứu khoa học về khai thác mỏ, nông nghiệp,… và an ninh – quốc phòng.
    • Trắc địa công trình: Chuyên khảo sát và triển khai thiết kế công trình, đồng thời giám sát thi công để bảo đảm công trình đúng theo bản vẽ thiết kế. Bên cạnh đó, trắc địa công trình còn thực hiện nhiệm vụ quan trắc biến dạng và chuyển dịch công trình bằng các thiết bị chuyên dụng như máy thủy bình, máy toàn đạc, máy Scan Laser 3D, máy định vị GNSS,…
    • Trắc địa mỏ: Được ứng dụng trong phát hiện và đo đạc dự đoán vị trí của những mỏ quặng, khoáng sản.
    • Trắc địa cao cấp: Kết quả từ trắc địa cao cấp được dùng trong nghiên cứu hay xử lý các vấn đề mang tính chất toàn cầu.
    • Viễn thám: Sử dụng dữ liệu ảnh hàng không thu thập được từ thiết bị như máy bay không người lái để thực hiện đo vẽ, thành lập bản đồ,…
    • Trắc địa ảnh: Sử dụng dữ liệu ảnh mặt đất, ảnh vệ tinh, ảnh máy bay,… để nghiên cứu, xử lý và xây dựng bản đồ chuyên dụng phục vụ cho việc quản lý.
    • Định vị vệ tinh (GNSS): Định vị địa vật và đo vẽ địa hình thông qua dữ liệu thu thập từ tín hiệu vệ tinh.
    • Hệ thống thông tin địa lý (GIS): Hệ thống kết hợp cơ sở dữ liệu địa lý và sự tương tác của con người cùng với các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý và phân tích, từ đó hiển thị chúng một cách trực quan để phục vụ nghiên cứu, quản lý trong lĩnh vực nhất định. Xem thêm: 10+ Ứng dụng của GIS trong thực tiễn >>>
    • Trắc địa biển: Phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn lưu thông hàng hải và thăm dò, khai thác, quản lý tài nguyên khoáng sản, địa hình và môi trường biển. Đồng thời, phân ngành này cũng góp phần quan trọng trong công tác quốc phòng, an ninh vùng biển quốc gia.

    Trắc địa là ngành nghề có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới. Tại Việt Nam, tầm quan trọng của trắc địa ngày càng được quan tâm và không thể thiếu với tính ứng dụng trong đa dạng lĩnh vực, đặc biệt là trong xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

    Để thực hiện công tác trắc địa, các thiết bị và phần mềm đo đạc là một yếu tố vô cùng cần thiết. Công ty TNHH Đất Hợp đã có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực phân phối thiết bị đo đạc, hiện đang là đại diện và hợp tác phân phối với nhiều thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như: Trimble, DJI, PIX4D, YellowScan, Garmin, Yamayo,…

    Đất Hợp – Đơn vị cung cấp thiết bị trắc địa có hơn 20 năm kinh nghiệm.

    Để được tư vấn và hỗ trợ thêm về thiết bị, cũng như kiến thức liên quan ngành trắc địa, hãy liên hệ đến HOTLINE 0903 825 125 ngay hôm nay!

    >>> Xem thêm: 3 Công Nghệ Mới, Là Xu Hướng Của Xây Dựng Công Trình Trong Thời Đại 4.0