Ngày nay, khi đất nước ngày càng phát triển, bản đồ địa chính cũng đang dần được Nhà nước hoàn thiện hơn về số liệu để đưa lên dữ liệu số quốc gia. Cụ thể thì bản đồ địa chính là gì? Và chúng có công dụng như thế nào?
Nội dung chính
Bản đồ địa chính là gì? Đặc điểm của bản đồ địa chính
Căn cứ theo Khoản 3, Điều 4, Luật Đất đai năm 2013 cho biết: “Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện thửa đất và các yếu tố địa lý liên quan đến thửa đất đó, được lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn và được Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Đặc điểm của bản đồ địa chính:
- Tỷ lệ của bản đồ địa chính: Bản đồ địa chính được lập theo các tỷ lệ sau: 1:200, 1:500, 1:1000, 1:2000, 1:5000 và 1:10000.
- Cơ sở của bản đồ địa chính: Sử dụng hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 và hệ độ cao quốc gia hiện hành để thiết lập, được chiếu trên mặt phẳng chiếu hình, ở múi chiếu 3 độ, lấy kinh tuyến trục là kinh tuyến của từng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Thông số đơn vị đo: Đơn vị làm việc chính là mét (m), đơn vị làm việc phụ là milimet (mm).
- Nội dung của bản đồ địa chính: Khung bản đồ; điểm khống chế (tọa độ, cao độ, khống chế ảnh…); mốc giới quy hoạch, chi giới bảo vệ đê điều, giao thông…; ranh giới thửa đất, diện tích đất, loại đất; nhà ở, các công trình xây dựng khác; các đối tượng chiếm diện tích đất nhưng không tạo thành thửa đất (đường giao thông, sông, suối, kênh…); công trình có giá trị lịch sử; dáng đất; ghi chú thuyết minh.
Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính
Để đo vẽ bản đồ địa chính, có 3 phương pháp thường được sử dụng là: Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử, đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy GNSS đo tương đối hoặc đo vẽ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa.
- Đo vẽ bản đồ địa chính trực tiếp bằng máy toàn đạc điện tử: Được sử dụng khi muốn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 hoặc 1:500.
- Đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy GNSS đo tương đối: Được sử dụng khi muốn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 trên đất nông nghiệp và đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000 hoặc 1:10000 (nhưng cần nêu rõ trong thiết kế và dự toán công trình). Xem thêm: Sử dụng máy đo RTK trong đo đạc địa chính >>>
- Đo vẽ bản đồ địa chính bằng ảnh hàng không kết hợp với đo vẽ trực tiếp ngoài thực địa: Được sử dụng khi muốn thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, 1:5000 hoặc 1:10000 (nhưng cần nêu rõ trong thiết kế và dự toán công trình).
Công dụng của bản đồ địa chính
Đối tượng của bản đồ địa chính là thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất, do đó nó sẽ có công dụng:
- Giúp thống kê và kiểm soát được đất đai cũng như các yếu tố của đất đai theo đơn vị hành chính xã, huyện, thị trấn.
- Cung cấp thông tin cụ thể về quyền sử dụng đất cho từng thửa đất.
- Hỗ trợ Nhà nước và cơ quan chức năng trong việc quản lý và thu thuế đất đai, xác định bản đồ thửa đất, các nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất và giải quyết tranh chấp đất đai khi cần thiết.
- Trong xây dựng, bản đồ địa chính hỗ trợ hiệu quả cho các kỹ sư trong việc cung cấp thông tin liên quan đến cơ sở pháp lý của khu vực thi công hoặc tạo cơ sở pháp lý mới cho khu vực thi công như: chuyển nhượng, thế chấp, kinh doanh bất động sản, thừa kế, tặng…
Hiện nay, quá trình đo vẽ bản đồ địa chính thường phục vụ cho 3 mục đích chính là: Đo vẽ để chỉnh lý bản đồ địa chính, đo vẽ để bổ sung thêm vào bản đồ địa chính và đo vẽ để vẽ lại bản đồ địa chính mới. Tùy theo nhu cầu cần đo vẽ và khối lượng công việc phải thực hiện mà sử dụng thiết bị thu thập dữ liệu và phần mềm xử lý phù hợp. Liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125 để được tư vấn nhanh nhất!
>>> Xem thêm: Bản đồ, tỷ lệ bản đồ và ý nghĩa của chúng