Chuyển tới nội dung

Vệ Tinh GPS Cách Trái Đất Bao Xa?

    Vệ tinh GPS và những điều xung quanh nó luôn là câu hỏi gây tò mò cho nhiều người. Vệ tinh GPS cách Trái đất bao xa? Câu hỏi này sẽ được bandotracdia giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng theo dõi nhé!

    Vệ Tinh GPS Cách Trái Đất Bao Xa?

    Vệ tinh GPS là gì?

    Vệ tinh GPS nằm trong Hệ thống định vị toàn cầu GPS, do Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DoD) xây dựng, phát triển và quản lý. Một số thông tin về hệ thống định vị GPS là:

    • Quốc gia sở hữu: Hoa Kỳ.
    • Điều hành: Không quân Hoa Kỳ.
    • Kiểu: Quân sự, dân dụng.
    • Tình trạng: Đang hoạt động.
    • Phủ sóng: Toàn cầu.
    • Độ chính xác: 500–30 cm.
    • Tổng số vệ tinh: 77.
    • Vệ tinh trên quỹ đạo : 31.
    • Phóng lần đầu: 22 tháng 2 năm 1978.
    • Số lần phóng: 75.
    • Regime(s): 6x MEO planes.
    • Chiều cao quỹ đạo: 20.180 km.

    >> Xem chi tiết: Hệ Thống Định Vị Toàn Cầu GPS là gì?

    Vệ tinh GPS cách Trái đất bao xa?

    Vệ tinh GPS cách Trái đất khoảng 20.180 km.

    Vệ tinh GPS bay theo quỹ đạo tròn ở độ cao 12.540 dặm (~20.180 km) và với chu kỳ 12 giờ. Các quỹ đạo nghiêng với đường xích đạo của Trái Đất 55º để đảm bảo phủ sóng các vùng cực. Được cung cấp năng lượng bởi pin Mặt Trời, các vệ tinh liên tục tự định hướng để hướng các tấm pin Mặt Trời của chúng về phía Mặt Trời và ăng-ten của chúng về phía Trái Đất. Mỗi vệ tinh trong hệ thống vệ tinh được phóng lên, nằm trong 6 mặt phẳng quỹ đạo, quay quanh Trái Đất hai lần một ngày.

    Tìm hiểu thêm về phân đoạn không gian của hệ thống vệ tinh GPS

    Một hệ thống GNSS nói chung và hệ thống định vị GPS nói riêng đều được hình thành từ ba thành phần cơ bản, đó là: Phần không gian, trạm điều khiển và phần sử dụng.

    Trong đó, phần không gian hay phân đoạn không gian của hệ thống vệ tinh GPS là những vệ tinh GPS bên ngoài Trái Đất, có nhiệm vụ truyền các tín hiệu vệ tinh đến các phần sử dụng dưới sự kiểm soát của trạm điều khiển.

    Mỗi vệ tinh GPS được cấu tạo gồm:

    • Tấm năng lượng mặt trời: Mỗi vệ tinh GPS được trang bị các tấm pin năng lượng Mặt Trời. Những tấm pin này có nhiệm vụ thu năng lượng từ Mặt Trời để cung cấp năng lượng cho vệ tinh trong suốt vòng đời của nó. Thông thường, vòng đời của một vệ tinh GPS dao động trong khoảng 10 năm.
    • Các thành phần bên ngoài: Ví dụ như anten. Bên ngoài của vệ tinh GPS có nhiều loại ăng-ten. Các tín hiệu do máy phát vô tuyến tạo ra được gửi đến máy thu GPS thông qua ăng-ten băng tần L. Một thành phần khác là máy phát vô tuyến, tạo ra tín hiệu. Mỗi trong số hệ thống vệ tinh truyền mã duy nhất của riêng nó trong tín hiệu.
    • Các thành phần bên trong: Ví dụ như đồng hồ nguyên tử và máy phát vô tuyến. Mỗi vệ tinh chứa bốn đồng hồ nguyên tử. Những chiếc đồng hồ này chính xác đến ít nhất một phần tỷ giây hoặc một Nano giây. Đồng hồ nguyên tử không chính xác 1/100 giây sẽ chuyển thành lỗi đo lường (hoặc phạm vi) là 1.860 dặm đối với định vị vệ tinh GPS (phần sử dụng).

    Thiết bị nào có thể thu tín hiệu từ hệ thống vệ tinh GPS?

    Ngày nay, tín hiệu GPS đã được sử dụng rất phổ biến ở mọi mặt của đời sống và mọi nơi trên thế giới, có thể kể đến như điện thoại, máy định vị cầm tay, máy định vị vệ tinh chuyên dụng… Tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng mà độ chính xác của tín hiệu GPS cũng có sự khác nhau. Ví dụ như:

    • Độ chính xác định vị ở mức mét (m): Định vị đường đi, định vị trên biển,…
    • Độ chính xác cm, mm: Các nhu cầu định vị chuyên môn hơn như đo đạc địa hình, địa chính; khảo sát xây dựng, định vị tim cọc…

    Với các nhu cầu định vị chuyên sâu như đo đạc, khảo sát, cần có các thiết bị định vị chuyên dụng hơn với độ chính xác và tính ổn định cao.

    Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về các Thiết bị định vị vệ tinh GNSS hãng Trimble – Nổi tiếng hàng đầu trong dòng thiết bị định vị GNSS chuyên nghiệp.

    Hoặc để nhận được sự tư vấn trực tiếp về các thiết bị định vị GNSS chất lượng cao, hãy liên hệ ngay đến HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

    >>> Xem thêm: Điều Gì Ảnh Hưởng Đến Độ Chính Xác Của GPS (GPS Accuracy)?