Chuyển tới nội dung

Có Bao Nhiêu Vệ Tinh GNSS Trên Trái Đất Được Biết Đến?

    Hiện tại, có hơn 100 vệ tinh GNSS bay xung quanh Trái Đất và phát tín hiệu. Những vệ tinh GNSS này được chia thành 3 loại chính. Hãy cùng bandotracdia tìm hiểu chi tiết hơn về 3 loại vệ tinh này qua bài viết dưới đây.

    Có Bao Nhiêu Vệ Tinh GNSS Trên Trái Đất Được Biết Đến?

    1. Vệ tinh GNSS toàn cầu

    Vệ tinh GNSS toàn cầu là những hệ thống định vị vệ tinh có độ phủ trên toàn cầu, và do đó người dùng tại khắp nơi trên thế giới đều có thể sử dụng tín hiệu từ những vệ tinh này.

    Hiện nay, có 4 hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu đang hoạt động, bao gồm: GPS, GLONASS, BEIDOU, GALILEO.

    – GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ

    GPS là hệ thống định vị toàn cầu được xây dựng và quản lý bởi Bộ quốc phòng Hoa Kỳ. Một số thông tin về hệ thống vệ tinh GPS là:

    • GPS là hệ thống GNSS có tuổi đời lâu nhất trong tất cả các hệ thống vệ tinh.
    • Bắt đầu hoạt động vào năm 1978.
    • Được sử dụng toàn cầu vào năm 1994.
    • Vệ tinh GPS bay ở độ cao trung bình xấp xỉ 20.200 km xung quanh Trái Đất.
    • Có tổng cộng 31 vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo trên tổng số 77 vệ tinh được phóng lên.
    • Được điều khiển bởi 29 trạm điều khiển trên khắp thế giới, bao gồm: 1 trạm điều khiển chính, 1 trạm điều khiển chính thay thế, 11 ăng-ten chỉ huy và điều khiển và 16 vị trí giám sát.
    • Hoạt động trên 3 dải tần số: L1 (1575.42 MHz), L2 (1227.60 MHz) và L5 (1176.45 MHz).

    – GLONASS (GLObal NAvigation Satellite System) của Nga

    GLONASS là hệ thống định vị toàn cầu được phát triển bởi quân đội Nga. Một số thông tin về hệ thống định vị GLONASS là:

    • GLONASS bắt đầu được xây dựng ở Liên Xô vào năm 1976.
    • Phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Nga vào năm 2010.
    • Tổng cộng có 24 vệ tinh.
    • Tháng 10/2011 phủ sóng toàn cầu.
    • 5 phiên bản của GLONASS là: GLONASS, GLONASS-M, GLONASS-k, GLONASS-K2 và GLONASS-KM.
    • Hoạt động trên 3 dải tần số: G1 (1589.0625 MHz đến 1605.375 MHz), G3 (1242.9375 MHz đến 1248.625 MHz) và G3 (1201 MHz).
    • Xem chi tiết: Hệ thống định vị toàn cầu của Nga (GLONASS) >>>

    – GALILEO (European Satellite Navigation System) của Liên minh châu u

    GALILEO là hệ thống định vị toàn cầu do Liên minh châu u xây dựng thông qua Cơ quan Vũ trụ Châu u (ESA), được điều hành bởi Cơ quan Liên minh Châu u về Chương trình Vũ trụ (EUSPA). Một số thông tin về hệ thống vệ tinh GALILEO là:

    • Hệ thống vệ tinh toàn cầu được đặt theo tên của nhà thiên văn học người Ý – Galileo Galilei.
    • Ra mắt lần đầu tiên: 2011.
    • Tổng số vệ tinh trên quỹ đạo: 30 (24 hoạt động + 6 dự phòng).

    – BEIDOU (BeiDou Navigation Satellite System) của Trung Quốc

    BEIDOU là hệ thống định vị toàn cầu do Trung Quốc xây dựng và phát triển. Một số thông tin về hệ thống vệ tinh BEIDOU là:

    • Được đặt tên theo chòm sao Bắc Đẩu.
    • Gồm 3 thế hệ: BeiDou-1 (đã ngừng hoạt động vào năm 2012), BeiDou-2 (bắt đầu hoạt động vào tháng 12/2011) và BeiDou-3 (được ra mắt vào 2015 để phủ sóng toàn cầu).
    • Gồm: 35 vệ tinh trên quỹ đạo.

    Các hệ thống vệ tinh GNSS toàn cầu được thiết lập để có khả năng tương thích với nhau, do đó nó được ứng dụng khá rộng rãi trong mọi mặt của đời sống. Đặc biệt, đối với các nhu cầu sử dụng dân dụng, người dùng hoàn toàn có thể truy cập tín hiệu GNSS miễn phí ở mọi nơi trên thế giới. Xem thêm: Công nghệ GNSS được ứng dụng trong Trắc địa như thế nào? >>>

    2. Vệ tinh GNSS địa tĩnh

    Vệ tinh GNSS địa tĩnh (hay còn gọi là “vệ tinh GNSS khu vực”) có phần trái ngược hơn so với hệ thống vệ tinh GNSS toàn cầu, chúng được phóng lên không gian và chỉ bao phủ một phần của Trái Đất. Mục tiêu của các vệ tinh này là để phục vụ cho nhu cầu của quốc gia sở hữu. Tín hiệu của chúng không được chia sẻ hoặc chỉ được chia sẻ với một/một vài quốc gia lân cận.

    Có 2 hệ thống vệ tinh GNSS địa tĩnh được biết đến là: IRNSS và QZSS.

    – IRNSS (Regional Navigation Satellite System) của Ấn Độ

    IRNSS là một hệ thống định vị vệ tinh khu vực tự trị do Ấn Độ xây dựng và phát triển, cung cấp các dịch vụ định vị và thời gian chính xác theo thời gian thực. Một số thông tin về hệ thống vệ tinh IRNSS là:

    • Tên hoạt động là NavIC.
    • Vùng phủ sóng: Ấn Độ và một khu vực kéo dài 1.500 km xung quanh biên giới Ấn Độ.
    • Ra mắt lần đầu: Tháng 07/2013.
    • Hoàn thiện: Tháng 04/2018.
    • Tổng số vệ tinh trên quỹ đạo: 8 vệ tinh.

    – QZSS (Quasi-Zenith Satellite System) của Nhật Bản

    QZSS là hệ thống vệ tinh GNSS địa tĩnh được xây dựng và phát triển bởi Nhật Bản với mục tiêu tăng cường Hệ thống Định vị Toàn cầu do Hoa Kỳ vận hành (GPS) ở khu vực Châu Á – Châu Đại Dương. Một số thông tin về hệ thống vệ tinh QZSS là:

    • Còn được gọi là Michibiki (theo tiếng Nhật).
    • Vùng phủ sóng: Nhật Bản, Châu Á – Châu Đại Dương.
    • Ra mắt lần đầu: Tháng 09/2010.
    • Hoàn thiện: Tháng 10/2021.
    • Số lượng vệ tinh: 5.
    • Kế hoạch năm 2023: 7 vệ tinh trên quỹ đạo.

    3. Vệ tinh GNSS tăng cường

    Vệ tinh GNSS tăng cường (hay còn gọi là: hệ thống tăng cường dựa trên vệ tinh khu vực (SBAS)) có thể hiểu đơn giản là một dạng của hệ thống vệ tinh GNSS địa tĩnh, chúng cũng được phóng lên không gian và bao phủ một phần của Trái Đất. Mục đích của những vệ tinh GNSS tăng cường là tăng cường tín hiệu cho các hệ thống vệ tinh GNSS toàn cầu và vệ tinh GNSS địa tĩnh để đảm bảo độ chính xác cho những nhu cầu của quốc gia sở hữu.

    Một số hệ thống vệ tinh GNSS tăng cường điển hình là:

    • EGNOS (European Geostationary Navigation Overlay Service) của Liên Minh Châu u: Vùng phủ sóng ở Châu u và Bắc Phi.
    • WAAS (Wide-area Augmentation System) của Hoa Kỳ: Vùng phủ sóng ở Hoa Kỳ, Canada và Mexico.
    • MSAS (Multi-functional Satellite Augmentation System) của Nhật Bản: Vùng phủ sóng ở Nhật Bản.
    • GAGAN (GPS Aided Geo Augmented Navigation) của Ấn Độ: Vùng phủ sóng ở Ấn Độ.
    • SDCM (System of Differential Correction and Monitoring) của Nga: Vùng phủ sóng ở Liên bang Nga.
    • BDS BASS của Trung Quốc.
    • KASS của Hàn Quốc.
    • A-SBAS của Châu Phi và Ấn Độ Dương.
    • SPAN của Úc và New Zealand.
    • ..v..v..

    Ngày nay, ứng dụng của GNSS và tín hiệu từ hệ thống vệ tinh GNSS đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế – xã hội. Để ứng dụng được những công nghệ mới này, người dùng GNSS cần theo kịp những phát triển mới nhất trong các lĩnh vực liên quan đến GNSS và xây dựng khả năng sử dụng tín hiệu đa GNSS.

    >>> Xem thêm: Trimble Cho Ra Mắt “Trimble TDC650” – Dòng Máy Định Vị GNSS Cầm Tay Mới Nhất!

    0903825125