Chuyển tới nội dung

Ứng Dụng Scan 3D Trong Xây Dựng

    Scan 3D không còn quá xa lạ với mọi người, thế nhưng trong xây dựng, scan 3D vẫn còn là một lĩnh vực khá mới. Áp dụng scan 3D vào xây dựng sẽ giúp tái hiện lại hiện trạng công trình một cách chi tiết nhưng giảm thời gian thực hiện và chi phí hơn so với phương pháp truyền thống là dùng máy ảnh và công cụ đo đạc… Với lợi ích lớn như vậy, việc ứng dụng Scan 3D trong xây dựng có thể được triển khai ở những khía cạnh nào? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.

    Ứng Dụng Scan 3D Trong Xây Dựng

    4 khía cạnh trong xây dựng có thể ứng dụng scan 3D

    Scan 3D là một quá trình xác định hình dạng bề mặt của vật thể trong không gian ba chiều, để tạo ra mô hình kỹ thuật số 3D. Scan 3D được ứng dụng trong xây dựng qua 4 khía cạnh sau:

    – Ứng dụng Scan 3D trong xây dựng, kiến trúc

    Trong lĩnh vực xây dựng, kiến trúc, ứng dụng của scan 3D có thể giúp tái hiện được các công trình xây dựng, kiến trúc cổ một cách chi tiết nhất. Điều này có thể dùng để phục vụ cho:

    • Việc quản lý/nghiệm thu công trình.
    • Việc tái hiện hiện trạng/đánh giá công trình kiến trúc cổ một cách chính xác, phục vụ cho tu sửa và bảo tồn.

    So với các phương pháp đo đạc truyền thống khác, scan 3D diễn ra nhanh chóng hơn và tiết kiệm được nhiều nhân công cũng như chi phí. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy nhanh tiến độ dự án và thu hồi vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

    Kết quả thu được từ quá trình Scan 3D cũng rất dễ dàng nếu muốn chuyển sang các định dạng khác như 3D CAD, là dữ liệu đầu vào quan trọng cho việc xây dựng mô hình BIM.

    – Ứng dụng scan 3D trong xây dựng/quản lý cơ sở hạ tầng, nhà xưởng

    Trong xây dựng/quản lý cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, scan 3D được dùng để đo vẽ hiện trạng nhà xưởng là chủ yếu. Công nghệ scan 3D cho phép người dùng ghi lại một cách chính xác nhất hiện trạng của nhà máy mà không làm gián đoạn bất kỳ hoạt động của thiết bị hay con người nào trong khu vực được quét. Việc tái hiện này sẽ phục vụ cho:

    • Quá trình bảo trì, bảo dưỡng, cũng như nâng cấp hoặc lắp đặt thiết bị bổ sung khi cần thiết. Không những thế, mô hình 3D từ quá trình quét có khả năng tính toán được mức độ phù hợp giữa phần cũ và phần mới sẽ lắp đặt trong quá trình nâng cấp, các điểm va chạm sẽ được ghi rõ trên mô hình 3D để có phương pháp điều chỉnh kịp thời.
    • Nghiệm thu cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, kiểm tra xem kết quả xây dựng có giống với thiết kế hay không.

    – Ứng dụng scan 3D trong cải tạo công trình công nghiệp và dân dụng

    Ứng dụng scan 3D trong cải tạo công trình công nghiệp và dân dụng có thể giúp thu thập dữ liệu dùng để tái hiện lại các phần chưa được hoàn thiện của công trình công nghiệp và dân dụng, hoặc các phần mà hồ sơ hoàn công bị thất lạc. Điều này sẽ giúp cho việc:

    • Tái tạo công trình được diễn ra thuận lợi hơn.
    • Nhu cầu bổ sung, tu sửa định kỳ công trình.

    – Ứng dụng scan 3D trong giao thông

    Trong lĩnh vực giao thông, scan 3D được dùng để khảo sát, xây dựng và tu sửa công trình giao thông với các nhiệm vụ như: Đo đạc địa hình, khảo sát hiện trạng bề mặt đường, tính toán mặt cắt lớp bê tông nhựa, tính toán thể tích lớp nhựa bề mặt, thiết kế và lập hồ sơ hoàn công công trình cầu, đánh giá hiện trạng công trình giao thông, phục chế các công trình giao thông mang tính lịch sử…

    Một số công trình giao thông có thể ứng dụng scan 3D như: Đường xá, cầu cống, hoặc các công trình giao thông phụ trợ khác.

    Thiết bị scan 3D chuyên dụng nào được dùng trong xây dựng?

    Trong lĩnh vực xây dựng nói chung và các khía cạnh của xây dựng được nêu ở trên nói riêng, việc ứng dụng scan 3D còn khá mới, lý do là bởi yêu cầu về thiết bị scan 3D ứng dụng trong lĩnh vực này khá cao, cụ thể như:

    • Độ chính xác của thiết bị phải đáp ứng được yêu cầu của công việc. Bởi nếu thiết bị scan 3D có độ chính xác thấp, việc tái hiện hiện trường, lên bản vẽ sẽ sai lệch với quá trình thi công thực tế, làm chất lượng công trình giảm sút.
    • Thiết bị scan 3D phải có độ bền nhất định để hoạt động ngoài trời (mưa, nắng) hoặc trong thời gian dài.
    • Thiết bị scan 3D phải có tính linh động cao, dễ di chuyển và lắp đặt.

    Bạn đọc có thể tham khảo Máy scan 3D laser Trimble X7 do hãng Trimble, Mỹ nghiên cứu và phát triển. Trimble X7 sở hữu nhiều ưu điểm phù hợp để sử dụng trong xây dựng như:

    • Tốc độ quét: 500,000 điểm/giây.
    • Phạm vi quét: 80m
    • Độ chính xác: 2mm
    • Sai số nhiễu: <3mm ở phạm vi 60m
    • Hệ thống tự động hiệu chuẩn trong hoảng 25 – 45 giây giúp duy trì độ chính xác bất kể ở trong môi trường trong nhà hay ngoài trời. Thiết bị không cần hiệu chuẩn định kỳ hằng năm mà vẫn đảm bảo độ chính xác.
    • Khả năng tự động bù cân bằng trong phạm vi giới hạn <2° và phạm vi bù được mở rộng đến ± 10°.
    • Đạt tiêu chuẩn chống tia nước, bụi IP55 và có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ – 20°C đến 50°C.
    • Trọng lượng khá nhẹ, khoảng 5.8 kg (bao gồm cả pin).
    • Và nhiều ưu điểm khác. Bạn đọc có thể xem thêm: Vì sao thiết bị scan 3D Trimble X7 được ưu tiên lựa chọn trong ngành đo đạc? >>>

    Máy scan 3D laser Trimble X7

    Máy scan 3D laser Trimble X7.

    Để tìm hiểu thêm về khả năng ứng dụng của scan 3D và thiết bị scan 3D Trimble X7 trong xây dựng, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

    >>> Xem thêm: Kết Nối 5G Giúp Robot Trở Thành Người Bạn Tốt Nhất Của Ngành Xây Dựng