Chuyển tới nội dung

Ngành Xây Dựng Có Thể Ứng Dụng Scan 3D Để Làm Gì?

    Mặc dù được phát triển sau so với nhiều công nghệ khác nhưng Scan 3D là công nghệ có tốc độ phát triển khá nhanh. Công nghệ quét laser 3D đã được ứng dụng khá thành công trong nhiều ngành, lĩnh vực mà đặc biệt phải kể đến đó là ngành xây dựng. Cụ thể thì ngành xây dựng có thể ứng dụng scan 3D để làm gì? Hãy cùng bandotracdia theo dõi qua bài viết dưới đây.

    Scan 3D ngành xây dựng

    Công nghệ Scan 3D là gì?

    Scan 3D (hay quét 3D) là một giải pháp mà trong đó sử dụng các thiết bị kỹ thuật số có tích hợp tia laser hoặc cảm biến để ghi lại chính xác hình dáng, cấu trúc của vật thể hoặc bất kỳ đối tượng vật lý nào. Quá trình thu thập dữ liệu bằng phương pháp quét 3D sẽ cho ra tập hợp các đám mây điểm (gọi là Point Cloud) và thể hiện trong không gian 3 chiều với một hệ thống tọa độ xác định.

    Phụ thuộc vào thông số của từng máy quét mà khả năng quét nhận được sẽ khác nhau, có thể là vài trăm mét đến và kilomet, đi cùng với đó là độ chính xác và tốc độ ghi nhận số liệu cũng khác nhau. Khi các đối tượng trong thực tiễn có kích thước lớn hơn một lần quét, ta phải sử dụng nhiều trạm máy và đặt ở các góc độ khác nhau để thu thập dữ liệu, sau đó kết nối các dữ liệu thu được từ các trạm máy này lại với nhau để tạo thành đám mây điểm hoàn chỉnh.

    Dữ liệu đám mây điểm – Point Cloud là đầu vào cần thiết cho nhiều nhu cầu công việc khác nhau, ví dụ như: Xuất sang CAD, xây dựng mô hình 3 chiều, chuyển đổi sang các chương trình BIM để tổng hợp các bản vẽ 2D, bản vẽ kích thước hay các mô hình 3D hoàn chỉnh (Solid 3D)…

    Ngành xây dựng có thể ứng dụng scan 3D để làm gì?

    Mặc dù được phát triển sau so với nhiều công nghệ khác nhưng Scan 3D là công nghệ có tốc độ phát triển khá nhanh. Công nghệ quét laser 3D đã được ứng dụng khá thành công trong nhiều ngành, lĩnh vực mà đặc biệt phải kể đến đó là ngành xây dựng. Cụ thể thì ngành xây dựng có thể ứng dụng scan 3D để làm gì?

    – Khảo sát, xây dựng và bảo trì các công trình giao thông như: Đường xá, cầu cống, các công trình phụ trợ…

    Đối với ứng dụng này, công nghệ Scan 3D được sử dụng để:

    • Đo đạc địa hình, khảo sát hiện trạng bề mặt công trình giao thông cần xây dựng (ví dụ như: đường xá).
    • Tính toán khối lượng vật liệu xây dựng (ví dụ như: tính toán mặt cắt lớp bê tông, tính toán thể tích lớp nhựa trên bề mặt đường/cầu).
    • Thiết kế và lập hồ sơ hoàn công cho công trình cầu cống.
    • Đánh giá hiện trạng của công trình giao thông như cầu và hầm.
    • Phục chế các công trình giao thông mang tính lịch sử.

    Bên cạnh các ứng dụng phổ biến trên, công nghệ Scan 3D còn có khả năng ứng dụng hiệu quả trong một số công trình giao thông mang tính chất phức tạp hơn như: Sân bay, nhà ga, đường tàu hỏa, cảng và các công trình cảng liên quan…

    – Đo đạc, khảo sát và xây dựng mô hình 3D phục vụ cho kế hoạch bảo trì, lắp đặt bổ sung thiết bị cho các nhà máy lớn hay nhà máy có cấu trúc phức tạp như: Nhà máy điện, nhà máy lọc dầu…

    Điểm nổi bật của công nghệ scan 3D là nó có khả năng ghi nhận lại một cách chính xác hiện trạng của các hợp phần cấu thành nên nhà máy – yếu tố cần thiết cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng hoặc lắp đặt bổ sung.

    Thêm vào đó, mô hình 3D được xây dựng từ công nghệ quét 3D còn có khả năng tính toán mức độ phù hợp giữa các hợp phần cũ và mới sẽ lắp đặt trong quá trình nâng cấp, chỉ ra các điểm va chạm trong quá trình lắp đặt, từ đó có phương pháp điều chỉnh kịp thời.

    Một số tập đoàn lớn có nhà máy sản xuất phân bổ toàn cầu còn có thể sử dụng công nghệ scan 3D để kiểm soát, đánh giá và quản lý nhân sự vận hành các nhà máy, từ đó đưa ra phương án quản lý và điều hành hiệu quả hơn từ xa.

    – Theo dõi biến dạng và quy mô của biến dạng đối với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp

    Mục đích của việc theo dõi biến dạng và quy mô của biến dạng công trình là để kịp thời điều chỉnh, cải tạo công trình. Trong công tác theo dõi biến dạng, công nghệ scan 3D được sử dụng để thu thập số liệu về hiện trạng công trình, trong đó bao gồm cả thu thập số liệu về các hợp phần chưa được hoàn thiện, các hợp phần hồ sơ hoàn công đã bị thất lạc của toàn bộ công trình dân dụng/công nghiệp.

    Sau quá trình thu thập dữ liệu, quá trình xử lý dữ liệu sẽ phát triển và xây dựng chúng thành những mô hình 3D cụ thể về nội thất và ngoại thất công trình. Mô hình 3D này sẽ là cơ sở cho việc lập kế hoạch và phương án chi tiết để triển khai thi công cải tạo, bổ sung hoặc bảo trì định kỳ công trình.

    Thương hiệu nào cung cấp công nghệ scan 3D uy tín?

    Hiện nay, nhiều thương hiệu lớn trên thế giới đã bắt tay vào phát triển công nghệ scan 3D cho lĩnh vực xây dựng, nhằm mục tiêu chuyển đổi số và hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành này, trong đó phải kể đến Trimble và Leica.

    – Thương hiệu Trimble:

    Đối với thương hiệu Trimble, đây là một trong những thương hiệu đi đầu trên thế giới về công nghệ đo đạc, đặc biệt là GNSS, có trụ sở tại Mỹ. Hiện nay, các công nghệ tiên tiến của Trimble đã bao phủ nhiều ngành/ lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến là: Không gian địa lý, Xây dựng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và hậu cần, Viễn thông, Theo dõi tài sản, Lập bản đồ, Tiện ích, Quản lý tài nguyên…

    Với mảng scan 3D, Trimble cũng đã có những bước phát triển vượt bậc, đánh dấu vị thế của mình ở thị trường này trên toàn cầu với những công nghệ mới, đảm bảo độ chính xác và hiệu quả khi áp dụng trong công việc.

    Hãng này cũng không ngần ngại mua lại gói phần mềm mô hình 3D SketchUp từ Google vào năm 2012 để phát triển trong xây dựng mô hình thông tin (BIM), kiến trúc và xây dựng và họ cũng đã sở hữu Tekla (mô hình hóa BIM), Vico Office (xử lý dữ liệu BIM) và GTeam của Gehry Technologies (điều phối dự án)…

    Một số thiết bị scan 3D tiêu biểu của thương hiệu này là:

    – Thương hiệu Leica Geosystems:

    Leica Geosystems được công ty Thụy Điển là Hexagon AB mua lại Leica Geosystems vào cuối năm 2005, có trụ sở đặt tại miền đông Thụy Sĩ sản xuất các sản phẩm và hệ thống khảo sát và đo lường địa lý (geomatics). Leica Geosystems tập trung vào phát triển công nghệ cho lĩnh vực Khảo sát & Kỹ thuật, Hệ thống thông tin địa lý (GIS) và Dụng cụ đo lường độ chính xác cao.

    Scan 3D cũng là một trong những công nghệ mới được hãng này theo đuổi phát triển. Bằng chứng là họ đã mua lại Cyra Technologies – một nhà sản xuất dòng máy quét 3D laser Cyrax vào năm 2000, và từ đó cũng đã có những bước phát triển vượt bậc về công nghệ scan 3D cho đến nay.

    Để tìm hiểu thêm về khả năng ứng dụng của scan 3D và thiết bị scan 3D trong xây dựng, hãy liên hệ ngay qua HOTLINE 0903 825 125, chúng tôi sẽ hỗ trợ nhanh nhất!

    Nguồn tham khảo: technologymag.net, wikipedia

    >>> Xem thêm: 3 Công Nghệ Mới, Là Xu Hướng Của Xây Dựng Công Trình Trong Thời Đại 4.0