Chuyển tới nội dung

Ưu Và Nhược Điểm Khi Ứng Dụng BIM Trong Các Dự Án Xây Dựng

    Đối với ngành xây dựng, việc phát triển và ứng dụng BIM được xem là một bước tiến lớn và mang tính cách mạng cho thiết kế, xây dựng cũng như quản lý dự án xây dựng. Mô hình BIM đang dần trở thành một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến sự tăng trưởng của các nhà thầu trên toàn thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

    BIM giúp nhà thầu tạo ra các mô hình 3D đầy đủ cho các dự án với các chi tiết nhỏ nhất, được cập nhật liên tục và đồng bộ. Quá trình ứng dụng BIM cũng sẽ có những ưu và nhược điểm nhất định, phụ thuộc nhiều vào năng lực và khả năng ứng dụng BIM của mỗi nhà thầu.

    Ưu Và Nhược Điểm Khi Ứng Dụng BIM Trong Các Dự Án Xây Dựng

    Ưu điểm khi ứng dụng BIM trong các dự án xây dựng

    Ưu điểm đầu tiên của BIM có thể kể đến là nó giúp quản lý dữ liệu tập trung. So với các phương pháp quản lý dữ liệu truyền thống – dữ liệu được quản lý một cách rời rạc, rất khó để kết nối dữ liệu và sử dụng để đưa ra các quyết định thi công chính xác thì khi ứng dụng mô hình BIM, người dùng không còn phải cập nhật các bản dữ liệu thủ công này mỗi khi dự án có chỉnh sửa. Các bản chỉnh sửa sẽ được cập nhật tự động và chính xác, giúp người dùng tập trung toàn lực vào các bản vẽ thiết kế 3D của mình.

    BIM giúp các mô hình thiết kế trực quan hơn – đây là nhận định được nhiều nhà thầu đã ứng dụng BIM đánh giá. Các dự án xây dựng sẽ được đưa vào mô hình số hóa theo một cách chi tiết và chính xác nhất. Người dùng có thể xem từng thành phần của dự án, từ những chi tiết nhỏ nhất đến toàn bộ quy mô dự án với cái nhìn trực quan để dễ dàng phát hiện các xung đột, từ đó giúp thiết kế tối ưu các chi tiết.

    Ứng dụng BIM giúp tiết kiệm thời gian và chi phí. Mô hình BIM có thể giúp chủ đầu tư và nhà thầu có được cái nhìn chính xác hơn khi ước lượng các khoản chi phí đầu tư, từ đó giảm thiểu được các khoản chi phí phát sinh và thời gian làm việc không cần thiết. Bên cạnh đó, khi ứng dụng BIM, việc quản lý dữ liệu đồng nhất của BIM còn giúp giảm các chi phí và thời gian làm lại do mất dữ liệu trong quá trình lưu trữ và quản lý.

    BIM giúp tăng khả năng cộng tác, giúp tạo sự liên kết trong công việc giữa các phòng ban có liên quan, đặc biệt là phòng thiết kế, kết cấu, MEP và dự toán… vì tất cả đều làm việc trên một mô hình thống nhất, tạo thành một cơ sở dữ liệu xuyên suốt.

    BIM giúp hạn chế rủi ro cho dự án, vì trong mô hình BIM 3D, người dùng có thể xem đầy đủ các yếu tố của một công trình thực tế, giúp dễ dàng phát hiện những xung đột giữa các thành phần trong công trình, từ đó hạn chế được các phát sinh khi thi công và giảm thiểu sai sót.

    Nhược điểm khi ứng dụng BIM trong các dự án xây dựng

    Bên cạnh những ưu điểm, quá trình ứng dụng BIM cũng có những nhược điểm nhất định, chủ yếu đến từ khía cạnh: Bài toán đầu tư.

    Việc chuyển đổi từ một mô hình truyền thống là 2D sang mô hình mới là BIM – 3D đòi hỏi ở doanh nghiệp phải có những đầu tư ban đầu là khá lớn. Các chi phí đầu tư BIM ban đầu có thể kể đến là chi phí cho chuyên gia tư vấn và triển khai, chi phí phần mềm, chi phí nâng cấp cơ sở thiết bị, chi phí đào tạo nhân viên để quản lý, sử dụng và đặc biệt là vận dụng nhuần nhuyễn sự hợp tác giữa các bên trong quá trình thiết kế…

    >>> Xem thêm: 5 Xu Hướng Phát Triển Của BIM Được Doanh Nghiệp Quan Tâm